[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/111uef1111-105054.jpg?width=0&s=k1jUmsGhL-Ho7jYSOR7BKw” media=”–large” _close=”0″]
Không cần ai đánh thức, đúng 5h, hơn 330 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 của Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ tự giác thức dậy, gấp gọn ghẽ chăn màn rồi đi vệ sinh cá nhân, tập thể dục. Nhiều em đã quen với việc phải xa nhà, vì thế khá tự lập trong cuộc sống tập thể. Các em không phụ thuộc vào người lớn, phải tự “xoay sở” với mọi việc trong ngày của chính mình.
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/33333ue33333-105055.jpg?width=0&s=hmQSs4M7qjJdMvzffqRFeA” media=”–large” _close=”0″]

Lý Thị Dùa (lớp 7) là một trong số các học trò của Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ có gia đình bị thiệt hại nặng nề sau cơn lũ xảy ra gần 2 tháng trước. Bố của Dùa vốn là trưởng thôn Trung Hồ (xã Trung Lèng Hồ), mất khi đang đi hỗ trợ người dân di dời tài sản khỏi nơi sạt lở. Sau thời gian về chịu tang bố, Dùa vực dậy, quay trở lại cuộc sống học tập và sinh hoạt tại nhà bán trú cùng các bạn.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/444uefew44444444-105057.jpg?width=0&s=fFQD4TBCfAdWBx3nMnoihg” media=”–large” _close=”0″]

Thầy Vũ Ngọc Anh, Hiệu phó Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ cho hay học sinh vùng cao nói chung đều rất tự lập. “Nếu đi thăm bất kỳ gia đình nào vào thời điểm mùa vụ, ở nhà thường chỉ có trẻ con tự ăn và lủi thủi chơi. Những đứa trẻ lớn hơn, khoảng lớp 5, lớp 6 đã theo bố mẹ lên nương, làm rẫy. Trẻ con vùng cao từ nhỏ đã quen làm bạn với núi đồi”, thầy nói.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/66uefw6666666-105058.jpg?width=0&s=0nttwkVrSxzvZzAzDsHnkg” media=”–large” _close=”0″]
Mỗi ngày, nhà trường đều cắt cử thầy cô giáo trực bán trú. Giáo viên sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các em làm những công việc chung. Thầy cô thường hỗ trợ những học sinh lớp 1-2 vừa rời vòng tay gia đình, chưa quen với nề nếp mới. Ngoài ra, học sinh nào được phân công trực chia cơm sẽ dậy sớm hơn, bê cơm và thức ăn tới từng bàn.
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/555555ue555-105059.jpg?width=0&s=EH3-g8hQmlHxSIDmc9oUDw” media=”–large” _close=”0″]
Những học sinh còn lại sẽ lấy bát, xếp hàng chờ vào chỗ ăn sáng. Trong bữa sáng, các anh chị cấp THCS sẽ ăn cơm trước, các em tiểu học đợi ăn sau.
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/7777u777-105060.jpg?width=0&s=XEJ1rdwmKlhyJ6p_ZcyYXg” media=”–large” _close=”0″]

Bữa sáng của học sinh tiểu học thường bắt đầu lúc hơn 6 giờ. Bữa ăn thường có 2 món, chẳng hạn canh, trứng luộc và một nồi cơm chung. Những đứa trẻ đồng thanh mời thầy cô, bạn bè rồi hào hứng với bữa ăn đầu tiên trong ngày. Âm thành đũa thìa quệt và khay nhôm rào rào.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/99999uefwe99-105061.jpg?width=0&s=K0FcgAPAGYjR__3sqlr2iw” media=”–large” _close=”0″]
Nếu như ở thành phố, nhiều học sinh lớp 1 vẫn cần bố mẹ chăm sóc, dỗ dành ăn cơm thì tại đây, các bé ăn rất nhanh, có khi chỉ trong 10 phút sẽ hoàn thành suất cơm không cần ai thúc ép. Hầu như xong bữa, cơm và thức ăn trên bàn đều sạch trơn hoặc còn lại một chút. “Chỉ dịp sau bão lũ, có nhiều bánh kẹo của các cô bác tới thăm, các con ăn cơm ‘không ngon’ nên thầy cô thấy nồi cơm sau bữa vẫn còn đầy, còn bình thường tụi nhỏ ăn ngon lành, nhanh lắm”, thầy Vũ Ngọc Anh chia sẻ.
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/img-9821-105062.jpg?width=0&s=9ib6rvMInDYTCbEfUVr5MA” media=”–large” _close=”0″]
Ăn xong, học sinh dù lớn hay bé đều tự giác cầm bát của mình đem đi rửa. Cả Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ có 20 lớp, gồm 12 lớp tiểu học, 8 lớp THCS. Phần lớn các em bán trú là học sinh từ lớp 3 trở lên, các em lớp 1-2 đa số học tại 3 điểm trường ở các thôn. Hiện cả trường có 5-6 học sinh bán trú ở lớp 1-2, thường là các em có anh chị đang ở đây hoặc do thôn quá ít học sinh, không đủ mở điểm trường.
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/tre-vung-cao1-105063.jpg?width=0&s=gXnMCz4t04H-vO6QHdM7Xg” media=”–large” _close=”0″]
Sau bữa ăn, các em có lịch trực nhật sẽ rủ nhau lên lớp sớm, quét dọn sân trường, cầu thang, lớp học…
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/1222222222uefe-105064.jpg?width=0&s=2RH-3K_HC4-T6oTdGz3_CQ” media=”–large” _close=”0″]
Khi tiếng trống trường vang lên, học sinh ùa vào các lớp, bắt đầu tiết học đầu tiên trong ngày. Trong hình là em Sùng Đức Nhâm, học sinh lớp 5. Nhâm không ở bán trú mà đi về vì nhà em gần trường. Nhâm sống cùng 2 chị gái, bố em mất sớm, mẹ đi làm ăn xa một năm chỉ về vài lần.  
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/imguef-9884-105065.jpg?width=0&s=uoA0gig-z0w_NwmSR2h3HQ” media=”–large” _close=”0″]
Cô giáo Tẩn Chiệp Chiêm là người dân tộc Dao. Cũng ở miền núi và từng đi học xa nhà, ở nội trú từ nhỏ, cô thấu hiểu những vất vả của học trò và luôn động viên các em cố gắng học tập. “Vì bố mẹ còn nhiều khó khăn, các con có thể chưa có điều kiện tốt, quần áo không còn mới, ít có tiền tiêu vặt nhưng ở trường là các được ăn no, mặc ấm, học hành tới nơi tới chốn”, cô tâm sự. 
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/tre-vung-cao-2-105066.jpg?width=0&s=XuNRppf5Te99TRBp5-oftA” media=”–large” _close=”0″]
Sau hai buổi học và sinh hoạt, ăn uống tại trường, buổi tối, từ 20 giờ, học sinh bán trú sẽ tự giác quay trở lại lớp để cùng nhau ôn, làm bài tập. Các thầy cô giáo ở lại trường cũng thay nhau hỗ trợ các em quản lớp và hướng dẫn thêm bài vở.  
[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/11/23/tre-vung-cao1-105067.jpg?width=0&s=VhKxxGVcqeagQS9sDFcNQg” media=”–large” _close=”0″]
“Các con ở đây ngoan và tình cảm lắm. Tối hôm trước, mấy bạn nữ lấp ló ngoài phòng cô rồi thẹn thùng đưa cho cô những bức thư tay, tấm bưu thiếp tự làm. Từng gắn bó với học sinh cả trên lớp lẫn cuộc sống thường ngày ở khu nội trú, xa các con, nhớ và thương lắm”, cô Bàn Thị Tươi, giáo viên từng gắn bó với ngôi trường này 12 năm 7 tháng 10 ngày trước khi chuyển công tác từ đầu năm học này, chia sẻ.