Sở GD-ĐT TPHCM vừa triển khai đến các trường việc xác định nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian nghỉ hè. Việc này để làm cơ sở tính số ngày làm việc thực tế và chi thu nhập tăng thêm cho giáo viên.
Đó là các hoạt động: chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt, công nhận (kể cả hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và học tập); có sản phẩm trực tiếp nhưng không nằm trong kế hoạch, phân công, chỉ đạo, hướng dẫn, xét duyệt, công nhận cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên; hoạt động mà đơn vị sự nghiệp công lập được phân công phải hoàn thành trong thời gian năm học nhưng chưa hoàn thành mà phải kéo dài trong thời gian hè (trừ trường hợp bất khả kháng); hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do các tổ chức, cá nhân giao kết, phối hợp thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó là các hoạt động: không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ giảng dạy và học tập; giáo viên, giảng viên phải thực hiện để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, thiếu sót hoặc không đạt yêu cầu về nhiệm vụ được giao; nằm ngoài phạm vi các hoạt động chuyên môn.
Theo Nghị quyết 185 của HĐND TPHCM, giáo viên là viên chức xác định mức chi thu nhập tăng thêm theo hệ số căn cứ mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ hiện hưởng. Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ (nếu có) x 2.340.000 đồng (mức lương cơ sở) x 1,5 (hệ số thu nhập tăng thêm) = Mức thu nhập tăng thêm/tháng. Theo công thức này, một giáo viên trung học phổ thông hạng III bậc 1 (hệ số 2,34) nếu được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ nhận được thu nhập tăng thêm 8,2 triệu đồng/tháng. Một giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ có thu nhập tăng thêm hơn 22 triệu đồng/tháng. |
‘Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề’
Trường công xin ‘tự chủ’ vì lo thiếu tiền trả lương giáo viên
Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm