1. Tỉnh nào có tỷ lệ người sở hữu ô tô nhiều nhất cả nước?

  • Quảng Ninh

    0%

  • Nghệ An

    0%

  • Vĩnh Phúc

    0%

  • Thái Nguyên

    0%

Chính xác

Theo kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 2019 của Tổng cục Thống kê, tính trung bình cả nước có 5,7% tổng số hộ gia đình có xe hơi. Trong đó, Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu xe hơi cao nhất với 10,3%, tức trung bình cứ 10 hộ gia đình ở tỉnh này sẽ có hơn 1 hộ sở hữu ô tô. Xếp sau đó là Quảng Ninh (9,7%) và Vĩnh Phúc (9,5%). Đến nay chưa có thống kê mới về dữ liệu này.

Xét cả các thành phố thuộc trung ương, Hà Nội đứng đầu cả nước với tỷ lệ 12%, Đà Nẵng xếp thứ 2 với 10,7%. Dù là địa phương có tốc độ đô thị hóa, thu nhập thuộc nhóm cao nhất nước, tỷ lệ sở hữu xe hơi theo hộ dân tại TPHCM thấp với chỉ 6,7% hộ dân có xe.

2. Tỉnh này không giáp tỉnh nào sau đây?

  • Bắc Kạn

    0%

  • Bắc Giang

    0%

  • Phú Thọ

    0%

  • Vĩnh Phúc

    0%

Chính xác

Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên không giáp Phú Thọ.

Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km.

3. Tỉnh này có trữ lượng than đứng thứ mấy cả nước?

  • 1

    0%

  • 2

    0%

  • 3

    0%

  • 4

    0%

Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên, tỉnh này có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước, sau Quảng Ninh, bao gồm than mỡ, than đá được phân bố ở huyện Đại Từ và Phú Lương.

Tiềm năng than mỡ có khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn. Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng. Ngoài ra, Thái Nguyên sở hữu nhiều loại kim loại như: thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân…

4. Đâu là hồ nước nổi tiếng ở địa phương này?

  • Núi Cốc

    0%

  • Biển Lạc

    0%

  • Quan Sơn

    0%

  • Tân Cương

    0%

Chính xác

Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công, nằm trên huyện Ðại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hồ được khởi công năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ.

Diện tích mặt hồ khoảng 25km2, có 89 hòn đảo và được ví như “vịnh Hạ Long” trên cạn. Lòng hồ sâu trung bình 35m, dung tích nước hồ khoảng 175 triệu m3, mỗi năm có khả năng khai thác 600-800 tấn cá.

5. Đâu là đặc sản nổi tiếng của tỉnh này?

  • Tương

    0%

  • Chè

    0%

  • Nem chua

    0%

  • Bánh ngải

    0%

Chính xác

Thái Nguyên hiện là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng chè dẫn đầu cả nước. Tỉnh đã phát triển được vùng nguyên liệu sản xuất với quy mô gần 22.500ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 267,5 nghìn tấn/năm, giá trị sản phẩm trà đạt 12,3 nghìn tỷ đồng. Toàn tỉnh có trên 91.000 hộ chế biến chè xanh, chè xanh chất lượng cao.

Đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè là một trong những phương hướng phát triển được xác định trong Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.